Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

Omicron - "siêu biến thể Covid" tồi tệ nhất đang khiến cả thế giới lo sợ: Lây nhiễm mạnh hơn 500% so với Delta

Omicron được đánh giá là một "siêu biến thể", với hơn 30 đột biến trong các gai protein, và đều là những đột biến được cho là "làm tăng khả năng lây lan và tránh được miễn dịch".

Ngày 26/11, giới khoa học đưa thông báo về một biến chủng mới được phát hiện ở Nam Phi. Nó khiến nhiều quốc gia đồng loạt hạn chế di chuyển với châu Phi, và bày tỏ sự lo ngại về những gì sẽ xảy ra tiếp theo với đại dịch toàn cầu vốn đã khiến thế giới khốn khổ trong 2 năm qua.


1. Omicron được đánh giá là "siêu biến thể"

Cũng trong ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức đưa biến chủng mới - có tên Omicron - vào danh sách những "biến chủng gây lo ngại", đồng thời cho biết các nghiên cứu đang được gấp rút tiến hành và tiếp tục theo dõi sát sao nó. Giới khoa học thì nhận định đây là một "siêu biến chủng" với số lượng đột biến cao bất thường, và dường như có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ hơn cả biến chủng Delta đang chiếm ưu thế toàn cầu hiện nay.

Với một biến chủng mới, sẽ có nhiều câu hỏi cần được trả lời. Sau đây là những gì chúng ta biết được về Omicron - siêu biến chủng khiến cả thế giới lo ngại.

2. Omicron đã xuất hiện ở đâu?

Tính tới thời điểm hiện tại, Omicron đã xuất hiện ở Nam Phi, Botswana, Hong Kong (Trung Quốc) và Bỉ.

WHO cho biết, biến chủng mới được tìm thấy lần đầu tại Nam Phi vào ngày 9/11, và ở thời điểm hiện tại số ca nhiễm đang có xu hướng tăng ở gần như mọi tỉnh thành của quốc gia này. Tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ của Nam Phi hiện chỉ dưới 36% dân số trưởng thành, và tỉ lệ tiêm mới đang giảm trong những ngày gần đây.

Biến thể mới xuất hiện đầu tiên tại Nam Phi, với hơn 30 đột biến trong gai protein
Giới chức Nam Phi cũng cho biết có một trường hợp nhiễm biến chủng mới từ quốc gia này tới Hong Kong. Hôm 26/11, nhà chức trách tại Hong Kong tìm ra ca nhiễm thứ 2 liên quan đến Omicron, trong cùng khu vực cách ly trong khách sạn với những hành khách trở về từ Nam Phi. Cơ quan y tế Hong Kong đã yêu cầu 12 người trong khách sạn phải xét nghiệm Covid bắt buộc, và cách ly tập trung trong cơ sở của chính phủ.

Cũng trong ngày 26/11, chính phủ Bỉ cũng xác định được 1 trường hợp trở về từ Ai Cập (và chưa tiêm vaccine) đã dương tính với biến chủng mới - cũng là trường hợp đầu tiên tại châu Âu.

 
Phòng thí nghiệm tại Nam Phi

CDC châu Âu nhận định, Omicron có "tiềm năng thoát khỏi hệ miễn dịch và có lợi thế lây nhiễm mạnh hơn ngay cả khi so với Delta". Vậy nên, có rủi ro rất cao là nó sẽ lây lan ra toàn châu Âu.

Anthony Fauci - tiến sĩ dịch tễ hàng đầu Hoa Kỳ cho biết hiện chưa có dấu hiệu cho thấy Omicron đã xuất hiện tại Mỹ, nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra.

3. Lo ngại về một biến thể "tồi tệ nhất"

Giới khoa học di truyền tại Nam Phi đầu tuần qua cho biết biến thể mới có số lượng đột biến cao bất thường, với hơn 30 đột biến ở các gai protein - vốn là cấu trúc giúp virus xâm nhập tế bào khi tấn công cơ thể.

Họ đang lo ngại rằng sự "siêu đột biến" này sẽ giúp biến thể dễ lây lan hơn và lẩn tránh được hệ miễn dịch.

Hôm 26/11, Tiến sĩ Fauci cho biết giới khoa học đang gấp rút tìm hiểu xem Omicron có thể lẩn tránh hệ miễn dịch hay không, và nhận định mọi chuyện đang trở nên khó dự đoán.

 
"Siêu biến thể" Omicron được đánh giá là dễ lây lan hơn

"Những gì ta cần làm là lấy một chuỗi gene của virus này, đặt nó vào phòng thí nghiệm để thử với nhiều kháng thể khác nhau, qua đó mới dự đoán được khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch của nó."

"Vào lúc này, những gì chúng ta biết là một loạt cảnh báo đỏ có khả năng là vấn đề lớn, nhưng chẳng ai biết chắc cả. Phải thử nghiệm mới biết nó làm được những gì, chẳng hạn như tránh được miễn dịch từ vaccine."

Tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng ĐH Y Brown lại có nhận định khác. Ông không tin rằng Omicron sẽ tạo ra tình huống khiến vaccine trở nên vô dụng.

"Tôi nghĩ nó khó xảy ra. Câu hỏi là nó sẽ tác động như thế nào với hiệu quả từ vaccine? Các dữ liệu có lẽ sẽ tới trong vài ngày tới."

 
4. Lây nhiễm mạnh hơn Delta 500%

Virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19 liên tục đột biến, nhưng giới khoa học cho rằng có nhiều lý do để lo ngại về Omicron hơn.

"Chúng ta đã thấy nhiều biến chủng xuất hiện trong vòng 5 - 6 tháng qua, và hầu hết đều không có ảnh hưởng gì mấy. Lần này thì khác. Nó phản ứng rất khác, và có vẻ còn lây nhiễm nhanh hơn cả Delta - vốn đã rất nhanh rồi," - Jha nhận xét.

 
Biến thể mới Omicron được cho là có khả năng lây nhiễm mạnh hơn cả Delta

Delta hiện vẫn đang là biến thể Covid-19 chiếm ưu thế toàn cầu, chịu trách nhiệm cho đợt dịch bùng phát tại Mỹ vào mùa hè vừa qua và làn sóng lây nhiễm mới đang diễn ra ở châu Âu. Khả năng lây nhiễm của Delta được CDC Hoa Kỳ nhận xét là "tương đương bệnh thủy đậu".

Vấn đề là với các biến thể khác, sẽ cần vài tháng để nó trở thành biến thể chiếm ưu thế trong một khu vực. "Nhưng nó (Omicron) lại chiếm ưu thế rất nhanh ở Nam Phi và những nơi nó xuất hiện. Chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, thay vì tháng," - Jha nhận xét. "Hiện tại số ca nhiễm ở Nam Phi vẫn còn thấp, vậy nên có thể do một vài nguyên nhân khác chứ không hẳn là vì biến thể này lây nhiễm mạnh hơn. Nhưng tốc độ này là thứ chúng ta chưa từng chứng kiến."

Tiến sĩ Eric Feigl-Ding, nhà dịch tễ học tại Mỹ mới đây đã đăng tải lên Twitter một số thông tin về Omicron. Trong đó, đáng chú ý nhất là đánh giá của ông về khả năng lây nhiễm của biến thể này so với Delta.

"Biến thể B.1.1.529 (Omicron) có thể lây nhiễm mạnh hơn Delta tới 500% - một chỉ số khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Nó thực sự tồi tệ," - trích trong bài đăng của ông Feigl-Ding. 

 
Biểu đồ so sánh do Feigl-Ding đăng tải lên Twitter. "Nu" là cái tên giới khoa học gọi Omicron trước khi nó được chính thức đặt tên

5. Thời đại của vaccine sẽ ra sao?

Trong ngày 26/11, Moderna cho biết họ đã gấp rút kiểm tra khả năng vaccine của họ ứng phó với biến thể mới, và các dữ liệu dự kiến sẽ tới trong những tuần kế tiếp.

Biến chủng mới chứa đựng các đột biến vốn có ở Delta - những đột biến được cho là sẽ khiến virus "dễ lây lan hơn, và tăng cường né tránh miễn dịch". "Các đột biến này khiến rủi ro giảm hiệu quả miễn dịch bị đẩy mạnh hơn," - Moderna nhận định.

Nếu vaccine hiện hành của Moderna (bao gồm cả mũi bổ sung) tỏ ra yếu thế trước biến thể mới, một giải pháp được đưa ra sẽ là tăng liều lượng mũi bổ sung cho cộng đồng - điều mà Moderna đang thử nghiệm. Hiện tại công ty đang thử tiêm 2 mũi bổ sung cho một số ứng viên để đánh giá khả năng bảo vệ trước Omicron như thế nào. Ngoài ra, họ đang nghiên cứu mũi tiêm bổ sung chỉ dành riêng cho Omicron.

 
Các nhà sản xuất vaccine đang tiến hành thử nghiệm với biến thể mới

AstraZeneca cũng cho biết họ đang tìm hiểu sự ảnh hưởng của Omicron với vaccine của họ. "AstraZeneca đang tiến hành nghiên cứu tại những nơi biến chủng hiện diện - cụ thể là Botswana và Eswatini, để thu thập được dữ liệu thực tế," - người phát ngôn của hãng phát biểu. Ngoài ra, công ty chia sẻ họ đang thử nghiệm loại thuốc kháng thể điều trị Covid-19. mang tên AZD7442 dành riêng cho biến chủng này.k

Tương tự BioNTech - công ty hợp tác sản xuất vaccine với hãng dược Pfizer, và Johnson & Johnson cũng đang tiến hành thử nghiệm hiệu quả của vaccine với Omicron.

Thế giới lo ngại, gấp rút hành động
Biến thể mới đã khiến nhiều quốc gia cảm thấy lo ngại. Họ lập tức ban hành lệnh hạn chế di chuyển mới nhằm nhanh chóng kiểm soát sự lây lan của Omicron.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông lệnh hạn chế di chuyển từ Nam Phi và 7 quốc gia khác sẽ có hiệu lực từ ngày 29/11. Lệnh này sẽ giúp họ có thêm thời gian để điều tra, nhưng họ đánh giá rằng việc biến thể mới xuất hiện tại Mỹ là điều khó có thể tránh khỏi.

Liên minh châu Âu cũng có động thái tương tự, với việc tạm thời hạn chế mọi chuyến bay tới EU từ các quốc gia phía nam châu Phi - bao gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe.

Canada cũng ban hành lệnh cấm nhập cảnh với mọi người nước ngoài từng tới Nam Phi trong vòng 14 ngày qua. Thủ tướng Israel Naftali Bennett cũng thông báo siết chặt nhập cảnh với hầu hết các quốc gia tại châu Phi, với lời khẳng định "chúng ta đang ở bên bờ vực tình trạng khẩn cấp."

Thành phần

Thành phần  
Myo-Inositol Selen
Fenugreek extract (chiết xuất cỏ cà ri) Vitamin E
Vitex agnus castus extract (chiết xuất cây trinh nữ Châu Âu) Vitamin D3
Folic acid Tá dược 
Crom  

 

Đối tượng sử dụng

·       Phụ nữ hiếm muộn do bị hội chứng buồng trứng đa nang.

·       Phụ nữ hiếm muộn do suy giảm chức năng buồng trứng, giúp tăng cường chất lượng trứng, kích thích rụng trứng tốt hơn.

·       Phụ nữ hiếm muộn không rõ nguyên nhân

·       Giúp cải thiện chất lượng nang trứng trong hỗ trợ sinh sản IUI, IVF.

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng: Ngày uống 2 gói, sáng uống 1 gói, chiều uống 1 gói
Cách dùng: Uống sau khi ăn 2 giờ.