Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

Vì sao bạn khó mang thai?

Bạn đã cố gắng mang thai một thời gian nhưng không được. Nguyên nhân khó có thai có thể là do rụng trứng không đều, các vấn đề cấu trúc trong hệ thống sinh sản, số lượng tinh trùng thấp hoặc bạn đang có thể mắc một bệnh lý tiềm ẩn.

Nhiều phụ nữ khó mang thai vì sao


1. Hiếm muộn là gì?


Nếu bạn đang mong muốn có thai và đã cố gắng có quan hệ mà không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào trong một năm nhưng không có kết quả nào thì có thể bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe liên quan đến hiếm muộn. Trong trường hợp bạn là một phụ nữ trên 35 tuổi, khoảng thời gian này sẽ rút ngắn xuống chỉ còn sau 6 tháng cố gắng, bạn nên tìm đến những chuyên gia sức khỏe sinh sản để được tư vấn.

Nhiều cặp vợ chồng mong muốn có thai

Một phụ nữ chưa từng mang thai sẽ được chẩn đoán là vô sinh nguyên phát. Một phụ nữ đã từng mang thai ít nhất một lần thành công sẽ được chẩn đoán là vô sinh thứ phát. Vô sinh không phải chỉ nằm ở vấn đề của người phụ nữ. Nam giới cũng có thể bị vô sinh. Trên thực tế, nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ gặp các vấn đề về khả năng sinh sản giống nhau. 1/3 trường hợp còn lại có thể là do vô sinh kết hợp giữa nam và nữ, hoặc không rõ nguyên nhân.
 Nếu bạn đang mong muốn có thai và đã cố gắng có quan hệ mà không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào trong một năm nhưng không có kết quả nào thì có thể bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe liên quan đến hiếm muộn.


2. Những lý do khiến bạn khó mang thai


Mặc dù một số bệnh lý gây vô sinh có thể có các triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng kinh nghiêm trọng, nhưng sự thật là hầu hết các nguyên nhân gây vô sinh đều thầm lặng. Vô sinh nam hiếm khi có triệu chứng. Dưới đây là 8 lý do có thể khiến bạn khó mang thai:

2.1 Tần suất quan hệ chưa đủ


Điều đầu tiên cần xem xét là bạn đã cố gắng để có thai trong bao lâu. Khoảng 80% các cặp vợ chồng thụ thai sau 6 tháng cố gắng, 90% sẽ có thai sau 12 tháng cố gắng mang thai và quan hệ với tần suất đúng.

Bạn nên đi khám về khả năng sinh sản của mình nếu:

Độ tuổi từ 35 tuổi trở lên và đã cố gắng quan hệ trong ít nhất 6 tháng;
Độ tuổi nhỏ hơn 35 tuổi và đã cố gắng quan hệ ít nhất 1 năm.


2.2 Không rụng trứng

Quá trình thụ thai của con người cần có trứng và tinh trùng. Nếu không rụng trứng, bạn sẽ không thể mang thai.

Không rụng trứng là nguyên nhân phổ biến của vô sinh nữ và nó có thể được kích hoạt bởi nhiều bệnh lý.

PCOS là một trong những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng không rụng trứng. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm thừa cân hoặc thiếu cân, suy buồng trứng nguyên phát, rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng prolactin máu và tập thể dục quá mức.

Hầu hết phụ nữ đang gặp vấn đề về rụng trứng đều có kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ không đảm bảo rằng sự rụng trứng của người phụ đang diễn ra bình thường. Nếu bạn có chu kỳ không đều, hãy nói chuyện với bác sĩ, ngay cả khi chưa thử trong một năm.

2.3 Vấn đề là ở nam giới

Khoảng 20-30% các cặp vợ chồng hiếm muộn phát hiện ra yếu tố sinh sản từ phía người đàn ông. 40% khác tìm thấy các yếu tố vô sinh ở cả 2 bên.

Vô sinh nam hiếm khi có các triệu chứng có thể quan sát được mà cần phải phân tích tinh dịch đồ, đây là một xét nghiệm đo sức khỏe của tinh dịch và tinh trùng. Khi bạn đến gặp bác sĩ, hãy đề cập đến việc bạn sẽ đã được kiểm tra cả 2 vấn đề này.

Khoảng 20-30% các cặp vợ chồng hiếm muộn phát hiện ra yếu tố sinh sản từ phía người đàn ông


2.4 Vô sinh do lớn tuổi

Đối với phụ nữ sau 35 tuổi và nam giới sau 40 tuổi, có thể mất nhiều thời gian hơn để mang thai. Một số người phụ nghĩ rằng nếu bản thân họ vẫn có kinh nguyệt đều thì khả năng sinh sản vẫn ổn, tuy nhiên điều này không đúng. Độ tuổi cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng trứng. Ngoài ra, nếu bạn đời của bạn hơn bạn 5 tuổi trở lên, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc các vấn đề về khả năng sinh sản sau 35 tuổi

2.5 Tắc nghẽn ống dẫn trứng


Nguyên nhân vô sinh do tắc nghẽn ống dẫn trứng chiếm khoảng 25% các trường hợp vô sinh ở nữ giới. Số còn lại có thể gặp các vấn đề về tắc ống dẫn trứng, các vấn đề về cấu trúc tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.

Ống dẫn trứng là đường dẫn giữa buồng trứng và tử cung. Ống dẫn trứng không nối trực tiếp vào buồng trứng của người phụ nữ. Tinh trùng phải ngược dòng lên từ cổ tử cung, qua tử cung và vào ống dẫn trứng.

Khi trứng được phóng thích từ buồng trứng, những tua vòi từ ống dẫn trứng sẽ hút trứng vào bên trong. Sự thụ thai diễn ra bên trong ống dẫn trứng, nơi mà tinh trùng và trứng cuối cùng gặp nhau.

Nếu có bất kỳ điều gì ngăn cản các ống dẫn trứng hoạt động bình thường hoặc nếu sẹo cản trở tinh trùng hoặc trứng gặp nhau, bạn sẽ không thể mang thai.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến ống dẫn trứng bị tắc. Trong khi một số phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng bị đau vùng chậu, nhiều người khác không có triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm khả năng sinh sản mới có thể xác định xem vòi trứng của bạn có mở hay không. HSG là một phương pháp chụp X-quang chuyên dụng được sử dụng để xác định xem ống dẫn trứng của bạn có bị hở hay không. Điều này có thể được yêu cầu bởi OB/GYN của bạn.

2.5 Lạc nội mạc tử cung


Lạc nội mạc tử cung là khi các mô giống nội mạc tử cung (là mô lót tử cung) phát triển ở những vị trí bên ngoài tử cung. Người ta ước tính rằng có tới 50% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ khó mang thai.

Các triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung bao gồm kinh nguyệt đau đớn và đau vùng chậu ngoài kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đều biểu hiện những triệu chứng này. Một số phụ nữ phát hiện ra mình bị lạc nội mạc tử cung như 1 phần của quá trình điều trị vô sinh.
 Người ta ước tính rằng có tới 50% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ khó mang thai

Người ta ước tính rằng có tới 50% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ khó mang thai


2.6 Các bệnh lý tiềm ẩn khác

Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ. Ví dụ, sự mất cân bằng tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường không được chẩn đoán có thể dẫn đến vô sinh. Mặc dù chưa được hiểu rõ, nhưng trầm cảm có liên quan đến vô sinh. Một số bệnh tự miễn, như lupus và các bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa được chẩn đoán cũng có thể gây vô sinh.

Ngoài ra, có những loại thuốc được kê đơn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhưng đừng bao giờ ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ trước.

2.7 Vô sinh không rõ nguyên nhân


Từ 10-30% các cặp vợ chồng hiếm muộn không bao giờ tìm ra lý do tại sao họ không thể có thai. Vô sinh chưa rõ nguyên nhân hầu như được xem là một chẩn đoán chưa rõ ràng. Chẩn đoán vô sinh không rõ nguyên nhân có thể có những vấn đề chưa được phát hiện hoặc chưa được chẩn đoán.

Tuy nhiên, thực tế rất nhiều cặp đôi vẫn không tìm ra được nguyên nhân gây vô sinh. Mặc dù vậy, không tìm được nguyên nhân không có nghĩa là bạn không thể điều trị được. Bạn có thể tiếp tục điều trị vô sinh ngay cả khi chẩn đoán của bạn là vô sinh không rõ nguyên nhân.

3. Bạn nên làm gì nếu khó mang thai?

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc mang thai, hãy biết rằng luôn có sự trợ giúp. Nhiều cặp vợ chồng tạm dừng việc kiểm tra và điều trị, chờ đợi một phép màu hoặc nghĩ rằng họ chỉ nên "cố gắng thêm một chút nữa" trước. Đây là một sai lầm. Một số nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh ngày càng nặng dần theo thời gian. Do vậy, nếu nhận được sự giúp đỡ càng sớm thì các phương pháp điều trị khả năng sinh sản càng có hiệu quả.

Một lý do khác khiến các cặp vợ chồng đôi khi trì hoãn việc kiểm tra là họ cảm thấy và dường như sức khỏe hoàn hảo. Đúng là bạn và đối tác của bạn có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của vấn đề sinh sản. Bạn có thể có chu kỳ kinh 28 ngày nhưng điều đó không nói lên được là bạn sẽ có khả năng mang thai bình thường, không gặp vấn đề về khả năng sinh sản. Những lý do dẫn đến vô sinh không phải lúc nào cũng có thể quan sát được. Do vậy, nếu bạn đã cố gắng thụ thai được 1 năm (hoặc 6 tháng nếu bạn 35 tuổi trở lên), hãy tìm các biện pháp hỗ trợ.

Hiện nay, bạn có thể sử dụng Ovumcare forte - Oligokare forte . Đây là bộ sản phẩm tối ưu dành cho nữ giới và nam giới hiếm muộn.

Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn Ovumcare forte - Oligokare forte:

  • - Hiệu quả cao, đã được chứng minh lâm sàng
  • - Nghiên cứu bởi hãng dược phẩm Nutramed Science Corporation - Canada
  • - Nhà máy liên doanh với Medinej - USA và đạt chuẩn GMP - WHO
  • - Các chỉ tiêu chất lượng đạt tiêu chuẩn của hãng dược phẩm Nutramed

Ovumcare forte - Oligokare forte 

Mang thiên chức làm cha mẹ tới mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn