Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

BỆNH LUPUS BAN ĐỎ CÓ SINH CON ĐƯỢC KHÔNG? CÁC LƯU Ý CẦN NHỚ

Hầu hết chúng ta đều biết lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mạn tính nguy hiểm, đặc biệt là ở giai đoạn bệnh toàn phát. Trong trường hợp này, người bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không, cần phải chuẩn bị những gì hay chăm sóc thế nào cho “mẹ tròn con vuông”? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây, bạn nhé!

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Trước khi tìm hiểu về việc “bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không”, bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về bệnh lupus ban đỏ.

Lupus ban đỏ là một căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công mô và chính các cơ quan của cơ thể và được gọi là bệnh tự miễn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, não, tim, phổi…

Lupus có thể khó chẩn đoán vì các dấu hiệu và triệu chứng của chúng thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ chính là những nốt ban giống như cánh bướm mọc trên khuôn mặt, đầu và nhiều vị trí khác.

Hiện nay, y học vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh một cách hiệu quả, mà chỉ điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng.

Nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ

Là một bệnh tự miễn, nên lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho rằng, bệnh lupus ban đỏ là kết quả của sự kết hợp giữa di truyền và môi trường sống.

Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh lupus trong hầu hết các trường hợp vẫn chưa được biết rõ. Một số ý kiến cho rằng sự kích hoạt bệnh phụ thuộc vào các yếu tố:

 - Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra các tổn thương trên da của người có bệnh lupus hoặc khởi phát phản ứng từ bên trong ở những người nhạy cảm.
 - Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng có thể khởi phát bệnh lupus hoặc gây tái phát ở một số người đã có bệnh.
 - Sử dụng thuốc: Lupus ban đỏ có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc huyết áp, thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh…

Bên cạnh đó, các yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus bao gồm:

 - Giới tính: Lupus phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới.
 - Tuổi tác: Dù lupus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15- 45.
 - Chủng tộc: Lupus thường xuất hiện ở người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á.

Bệnh lupus ban đỏ sinh con được không? Có mang thai được không?

Liên quan đến câu hỏi “bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không”, các chuyên gia của BVĐK Tâm Anh cho rằng, tuy bệnh ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng bạn vẫn có thể mang thai và sinh nở. Bởi lẽ, bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của người phụ nữ và cũng không gây vô sinh, nên bạn vẫn hoàn toàn có thể làm mẹ như tất cả mọi người.

Tuy nhiên, nếu chẳng may có bệnh và chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, chị em phụ nữ cần phải đặc biệt chú ý đồng thời tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn an toàn.

Phụ nữ bị lupus ban đỏ cần lưu ý khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị lupus có nguy cơ mắc một số biến chứng thai kỳ cao hơn so với phụ nữ không bị lupus. Vì thế, lời khuyên dành cho các thai phụ có bệnh lupus ban đỏ là:

 - Tình trạng bệnh có thể bùng phát khi mang thai và thường xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai. Bạn cần phải được dùng thuốc ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, tránh nguy cơ sinh non. Do đó, hãy báo ngay với bác sĩ, nếu bạn cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo của đợt bùng phát lupus.
 - Chú ý các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể chính là lời khuyên thứ hai dành cho bạn. Bởi lẽ, có khoảng 2/10 phụ nữ mang thai mắc bệnh lupus bị tiền sản giật, nhất là khi bạn có tiền sử bệnh thận. Do đó, nếu bạn tăng cân đột ngột, sưng tay và mặt, mờ mắt, chóng mặt hoặc đau dạ dày, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
 - Thăm khám theo lịch và thông báo với bác sĩ về việc bạn đang dùng thuốc điều trị. Nguyên nhân được giải thích là mang thai có thể làm tăng nguy cơ bùng phát lupus ban đỏ. Việc dùng corticosteroid có thể khiến cho huyết áp tăng cao, tiểu đường và các vấn đề về thận.

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Nếu đã được giải đáp về việc bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không, bạn cũng nên học cách phân biệt triệu chứng bệnh lupus và một số biểu hiện thường gặp khi đang mang thai để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đôi khi, việc này rất khó nên điều quan trọng là bạn phải chú ý đến sức khỏe và có sự liên kết chặt chẽ với các bác sĩ sản khoa ngay khi nhận thấy một số triệu chứng dưới đây:

 - Mệt mỏi bất thường
 - Đau nhức xương khớp
 - Da đổi màu như phát ban, đỏ bừng hoặc sẫm màu
 - Rụng tóc nhiều hơn bình thường
 - Khó thở

Thành phần

  • Myo-inositol
  • Vitex agnus castus extract
  • N-Acetyl-cystein
  • Vitamin C
  • Vitamin E
  • Magie
  • Nicotinamide
  • L - Arginine HCl
  • Acid para amino benzoic
  • Kẽm
  • Sắt
  • Vitamin B1
  • Vitamin B6
  • Vitamin B2
  • Mangan
  • Đồng
  • Acid Folic
  • Selen
  • Crom
  • Lốt
  • Vitamin B12
  • Vitamin A
  • Vitamin D3
Tá dược

 

Hướng dẫn sử dụng

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

- Phụ nữ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng và rối loạn chống oxy hóa liên quan đến vô sinh, hiếm muộn
- Giúp tăng tỷ lệ có thai cho phụ nữ hiếm muộn do các rối loạn về buồng trứng, mất cân bằng hormon và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Sử dụng phối hợp cùng với các thuốc khác tăng khả năng mang thai tự nhiên và hỗ trợ kĩ thuật sinh sản tăng khả năng thụ thai thành công.

LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG

Uống 2 viên ngày, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống ngay sau khi ăn

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc c.h.ữa bệnh.

(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)