Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

Các vấn đề về "ngày đèn đỏ" của phụ nữ

Có nhiều loại vấn đề kinh nguyệt khác nhau, kể cả các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe phổ biến nhất của phụ nữ. Ða số phụ nữ hành kinh trên 30 năm và trải qua các rắc rối khác sau một thời gian. Có điều đa số các vấn đề này chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của họ. Những rắc rối nhất thời ấy thường là:

Vọp bẻ (Chuột rút):

Là những co rút cơ ở vùng bụng dưới gây đau, xảy ra trong lúc hành kinh (một, hai ngày đầu), ảnh hưởng đến việc xuất huyết.

Nhiều phụ nữ bị chứng này nặng lúc mới hành kinh, và rồi sẽ giảm dần lúc đã ngoài hai mươi hoặc sau khi mang thai lần đầu. Những trường hợp nặng có thể khiến phụ nữ biếng ăn, đau nhức, choáng váng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Có điều người ta chưa biết rõ nguyên nhân của chứng này, có thể do mức prostaglandine cao, cổ tử cung mở ít và tình trạng cung cấp máu cho các cơ của tử cung hơi bị thiếu. Bác sĩ có thể cho sử dụng aspirin hay ibuprofen (tên thương mại Nuprin và Advil), kháng lại prostaglandine có hiệu quả, nó cũng có hiệu quả chống lại chứng vọp bẻ. Cần uống thuốc trước khi bị vọp bẻ nặng tiến triển. Trường hợp nghiêm trọng có khi cần dùng thuốc đặc biệt. Các phương pháp thư giãn cũng giúp ích cho vấn đề.

Ngoài việc dùng thuốc giảm đau ra, có nhiều cách giúp giảm chứng vọp bẻ:

- Bổ sung canxi và ma giê một vài ngày trước kỳ kinh.

- Nằm nghỉ trên giường và thử tìm tư thế tiện lợi nhất (đầu gối kéo lên).

- Tắm nước nóng hoặc đặt túi nước nóng lên bụng và phía dưới lưng.

- Uống một hớp rượu mạnh; giúp thư giãn cơ bàng quang.

- Tìm sự cực khoái trong giao hợp hoặc bằng cách thủ dâm; nó làm máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông.

- Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần.

- Việc dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau lúc hành kinh (có bán sẵn ở cửa hàng thực phẩm).

Dùng trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau

Chú ý: Phụ nữ dùng thuốc viên ngừa thai hầu như không bị vọp bẻ nặng.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là tên gọi một số triệu chứng phát sinh trong một vài ngày trước khi hành kinh.

Ðiều này phổ biến nhất ở những phụ nữ độ tuổi 30 và 40.

Triệu chứng có thể bắt đầu sớm mười ngày trước kỳ kinh kế tiếp hoặc có thể báo trước hai hoặc ba ngày cuối cùng trước khi có kinh. Triệu chứng phổ biến nhất là tình trạng phù và tích dịch, mà nguyên do là mức estrogen tăng cao trong lúc sắp có kinh, gây ra các triệu chứng như chân bị phù, vú phồng lên, xư­ơng chậu đau, nhức đầu, hay bẳn gắt và mất khả năng tập trung.

Những triệu chứng này thường hết ngay khi bắt đầu hành kinh. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc từng người. Những trư­ờng hợp nặng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Vì y học chưa giải thích được hết tất cả các trường hợp PMS nên chưa có cách điều trị chuyên biệt nào đó kết quả. Hiện có ph­ương pháp tăng cường progesterone để quân bình mức estrogen tăng cao bất ngờ trong cơ thể, hoặc dùng các loại thuốc như lợi tiểu thuốc an thần. Có điều, việc dùng thuốc lợi tiểu gây ra tình trạng giảm lượng kali trong cơ thể, và cần bù lại bằng cách dùng các thực phẩm giàu kali nh­ư chuối hoặc dùng liều bổ sung kali.

Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Tránh các thức ăn mặn hoặc có muối ít nhất một tuần trước kỳ kinh (hoặc dài hơn nếu triệu chứng bắt đầu sớm).

- Dùng thức ăn giàu kali như­ chuối, trái cam, quýt hoặc các loại trái cây tươi khác.

- Uống nhiều nước.

- Dùng sinh tố B6 cùng với sinh tố B tổng hợp.

- Tập thể dục nhiều và nghỉ ngơi phù hợp.

- Tránh dùng cà phê và rượu.

- Dùng trà lợi tiểu mua trong các tiệm thực phẩm và nghiên cứu kỹ thức ăn và sinh tố nào lợi tiểu một cách tự nhiên.

- Nói chuyện với những phụ nữ khác về hội chứng này; nhiều phụ nữ có hội chứng đó và mỗi người có một cách chế ngự riêng của mình.

• Kinh nguyệt bất thường

Kỳ kinh bình thường được tính trung bình 24 đến 32 ngày từ ngày thứ nhất của kỳ kinh trước đến ngày thứ nhất của kỳ kinh kế tiếp. Máu ra kéo dài từ 3 đến 7 ngày, lượng máu và mô sẽ bị mất đi khoảng từ một đến bốn muỗng canh. Chu kỳ được xem là bình thư­ờng và đều đặn khi người phụ nữ có thể :

- Ðoán trước trong vòng vài ngày

- Không trễ quá bảy ngày,

- Máu và mô không mất quá bốn muỗng canh.

Bất kỳ sự chảy máu nào của âm đạo không nằm trong kỳ kinh bình thường đều cần điều trị bằng phẫu thuật (nong và nạo) cũng thường được dùng để chẩn đoán các bệnh trong tử cung. Nếu vấn đề đó do mất quân bình lư­ợng nội tiết tố thì được điều trị bằng việc tăng cường progesterone mỗi tháng vài ngày để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Nếu do việc sử dụng thuốc ngừa thai, lúc ấy cần đổi thuốc.

Cấy vi khuẩn

Thường lấy mẫu của chất dịch âm đạo, chất nhày cổ tử cung, của vết thương, máu hoặc nước tiểu gửi đến phòng thí nghiệm để cấy và xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Kết quả thường có sau vài ngày. Một số sinh vật rất khó xác định, cần được cấy theo kỹ thuật đặc biệt và mất nhiều thời gian hơn.

Cấy và xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Kết quả thường có sau vài ngày. Một số sinh vật rất khó xác định, cần được cấy theo kỹ thuật đặc biệt và mất nhiều thời gian hơn.

Các xét nghiệm máu

Có hàng trăm xét nghiệm khác nhau được thực hiện trên máu. Xét nghiệm phổ biến nhất là đếm hồng cầu trong máu để phát hiện bệnh thiếu máu, bằng cách trích máu ở đầu ngón tay hoặc dái tai, còn phấn lớn là lấy máu từ mạch máu ở khuỷu tay vì cần phải lấy nhiều máu hơn để gởi đến phòng thí nghiệm. Nhiều loại bệnh, gồm có giang mai, tính chất của việc chuyển hóa, mức nội tiết tố, v.v… có thể được chuẩn đoán qua xét nghiệm máu.

(Theo TTYDVN)