Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

CHỈ SỐ BETA HCG THAI NGOÀI TỬ CUNG LÀ BAO NHIÊU? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Mang thai ngoài tử cung là tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Phát hiện sớm việc mang thai ngoài tử cung sẽ giúp thai phụ được can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vậy chỉ số beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?

Chỉ số beta HCG là gì?

HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một loại hormone được tiết ra từ tế bào hình thành trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ. HCG có vai trò vô cùng quan trọng đối với thai kỳ, báo hiệu việc tử cung đã sẵn sàng cho sự làm tổ của hợp tử, ngăn trứng rụng theo chu kỳ và hình thành nên những phản ứng của cơ thể là triệu chứng ốm nghén.

HCG gồm 2 tiểu đơn vị là alpha và beta, tuy nhiên đơn vị alpha HCG lại tương tự chuỗi alpha của FSH và LH, do đó chỉ có đơn vị beta mới đặc hiệu cho HCG.

Chỉ số beta HCG bao nhiêu là có thai?

HCG được bánh nhau tạo ra và khuếch tán ngược dòng vào máu của thai phụ, đồng thời đào thải ra bên ngoài dưới dạng nước tiểu. Do đó, để xác định chỉ số beta HCG trong cơ thể phụ nữ có thể làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ thông báo rằng chị em có thai hay không.

Chỉ số beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?

Theo AAFP (American Academy of Family Physicians), tỷ lệ mang thai ngoài tử cung khoảng 0.45-1.05% trường hợp mang thai. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ là một trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng người bệnh.

Nhiều chị em thắc mắc “chỉ số beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?”. Trong thai ngoài tử cung, chỉ số beta HCG tăng chậm hơn nhiều so với thai trong buồng tử cung. Mặt khác nếu siêu âm không thấy phôi thai và nồng độ beta HCG trong máu thai phụ cao hơn 1.500 IU/L, trong khoảng 1.500-2.000 IU/L, bác sĩ sẽ đặt giả thiết thai phụ có chửa ngoài tử cung. Để xác định chắc chắn, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ tham gia một số kiểm tra khác.

Ngoài ra, bên cạnh các triệu chứng của một thai kỳ bình thường, nếu mang thai ngoài tử cung thai phụ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác, gồm:

 - Ra máu âm đạo bất thường: Thai phụ có thể bị chảy máu trước kỳ kinh và kéo dài, thậm chí có thể bị rong huyết nên nghĩ mình không có thai. Máu bất thường có màu đen, số lượng ít và không vón cục.
 - Đau bụng: Triệu chứng đau bụng khi mang thai bình thường và mang thai ngoài tử cung khó phân biệt trong khoảng thời gian đầu. Tuy nhiên, thai phụ mắc bệnh có thể đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau một bên, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.

Khi thai ngoài tử cung tiếp tục phát triển sẽ có nguy cơ bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt ở bên trong ổ bụng của thai phụ. Lúc này, thai phụ có thể gặp phải những cơn đau bụng đột ngột và dữ dội, kèm theo các triệu chứng như sốc, choáng váng và ngất xỉu. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu khẩn cấp, tránh đe dọa tính mạng thai phụ

Một số biện pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung

Trong trường hợp nghi ngờ thai phụ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ chỉ định thai phụ một số thăm dò để đưa ra chẩn đoán. Các thăm dò bao gồm:

1. Siêu âm đầu dò âm đạo

Bên cạnh xét nghiệm nồng độ HCG, siêu âm đầu dò âm đạo là cách nhanh chóng và hữu hiệu và thương dùng nhất để xác định thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không.

2. Nội soi ổ bụng

Đây là phương pháp cho chẩn đoán chính xác thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không, cũng như cho vị trí chính xác túi thai làm tổ.

Nội soi ổ bụng là kỹ thuật can thiệp nên thai phụ sẽ được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tạch một lỗ nhỏ khoảng 0,5cm để đưa ống nội soi vào trong bụng. Ống nội soi sẽ bắt đầu di chuyển để kiểm tra trong tử cung và ống dẫn trứng có túi thai hay không.

Nếu không phải mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ rút dụng cụ nội soi khỏi ổ bụng và may da lại ngay và tính đến các phương án chẩn đoán và điều trị khác. Nếu là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa thêm dụng cụ phẫu thuật vào trong ổ bụng để lấy khối thai ra ngoài, giải quyết nhanh chóng và kịp thời trước khi xảy ra biến chứng vỡ và chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.

Cần làm gì khi được chẩn đoán thai ngoài tử cung?

Với một thai kỳ bình thường, sau khi trứng cùng tinh trùng thụ tinh sẽ hình thành phôi thai. Lúc này, phôi thai sẽ bắt đầu di chuyển đến tử cung và làm tổ, phát triển tại đây đến lúc chào đời.

Tuy nhiên, với thai ngoài tử cung, sau khi trứng cùng tinh trùng thụ tinh hình thành phôi thai, phôi thai không di chuyển đến tử cung mà làm tổ ở một vị trí khác, chẳng hạn như ống dẫn trứng, vòi trứng… Khi phôi thai làm tổ và phát triển ở các vị trí khác tử cung, đến một kích thước nhất định sẽ bị vỡ và làm tổn thương các cơ quan, bởi các cơ quan này không có khả năng co giãn để chứa thai nhi.

Thành phần

 Myo- inositol,
 Acetyl-N-Cysteine,
 Acid folic
 Asparagus racemosus extract (chiết xuất Thiên môn chùm)
 Vitex agnus-castus extract (Chiết xuất Trinh nữ Châu Âu)

 Chromium
 Vitamin D3
 Vitamin E
 Kẽm
 Crôm
 Vitamin B12

Với sự kết hợp của 10 thành phần, Ovumrich forte hiệu quả trong các trường hợp:

-  Phụ nữ hiếm muộn không rõ nguyên nhân

-  Phụ nữ hiếm muộn do bị hội chứng buồng trứng đa nang.

-  Phối hợp cùng với các thuốc khác để kích thích rụng trứng và tăng chất lượng trứng.

-  Tăng tỷ lệ mang thai trên phụ nữ hiếm muộn đang làm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng: uống 1 gói/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cách dùng: pha với nước, uống sau bữa ăn