Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong đó có một điểm cần chú ý như:
Mục lục
Ảnh hưởng đến thai nhi
Khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh lupus chứa các kháng thể có thể gây ra triệu chứng giống như trẻ có bệnh lupus khi được sinh ra. Đây được gọi là Hội chứng lupus sơ sinh. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban trên da, số lượng máu bất thường và đôi khi cũng có hiện tượng nhịp tim bất thường. Tuy nhiên, đây không phải là lupus ban đỏ hệ thống.
Ở những trẻ không bị nhịp tim bất thường, tất cả các triệu chứng của bệnh lupus ở trẻ sơ sinh thường sẽ hết khi trẻ được 3-6 tháng tuổi. Với những trẻ bị bất thường nhịp tim, việc điều trị sẽ được thực hiện sau khi trẻ chào đời.
Ngoài ra, khi mẹ bị bệnh lupus ban đỏ khi mang thai, thai nhi có thể đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển, dễ bị chết lưu hoặc sinh non… Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, chất dinh dưỡng bị cản trở bởi kháng thể làm sinh ra các cục máu đông, khiến cho nhau thai không thể cung cấp dưỡng chất cho thai nhi như bình thường.
Ảnh hưởng đến sản phụ
Như đã đề cập ở trên, bệnh lupus ban đỏ thường xảy ra ở hai tam cá nguyệt đầu của thai kỳ. Nếu mang thai, người mẹ có thể đối mặt với nguy cơ:
- Sẩy thai do máu đông làm cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc các kháng thể kháng phospholipid. Nếu chúng được tìm thấy, thai phụ sẽ được kê thuốc làm loãng máu để giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp đề phòng nguy cơ sẩy thai.
- Phải sinh sớm do nhau thai không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng và sự phát triển của em bé bị chậm lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ phải chấm dứt thai kỳ sớm hơn. Các em bé phải chào đời sớm bằng phương pháp sinh mổ và ảnh hưởng nhiều đến sức thể chất, trí tuệ về sau.
- Tiền sản giật là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp, giữ nước và protein trong nước tiểu. Nó xảy ra ở 1/5 phụ nữ mắc bệnh lupus. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.
- Mắc hội chứng HELLP – Hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu ở thai phụ và có thể diễn ra sau khi sinh. Tình trạng này là biến thể của tiền sản giật và dễ gây đe dọa tính mạng của người mẹ có bệnh lupus ban đỏ.
- Thai phụ có bệnh lupus ban đỏ ở mức độ nghiêm trọng còn có thể gặp một số vấn đề như suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận do lupus và thậm chí là băng huyết sau sinh. Đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ khi mang thai.
Phương pháp chẩn đoán
Tương tự như với các bệnh nhân có bệnh lupus ban đỏ, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ phù hợp, thai phụ cần được kiểm tra bằng các phương pháp sau:
Phương pháp thăm khám lâm sàng
Các bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương hình tròn để lại sẹo trên bề mặt da ở mặt, da đầu, khuỷu tay, đầu ngón tay… Vùng da bị mỏng, thay đổi sắc tố, ngứa ngáy. Một số người có móng tay giòn hoặc cong, bên trong môi có vết loét.
Phương pháp cận lâm sàng
Bên cạnh các phương pháp khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận, dấu hiệu viêm, các kháng thể (kháng nhân, kháng thể kháng Sm, Kháng thể kháng phospholipid, Kháng thể kháng Ro và kháng La…); Xét nghiệm nước tiểu khẳng định bệnh và đánh giá tình trạng thận; Sinh thiết da để nhận diện dấu hiệu của bệnh tự miễn.
Phương pháp điều trị trong thời gian mang thai
Phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ khi mang thai nên được thăm khám bởi các bác sĩ sản khoa định kỳ. Bên cạnh đó, chị em cần đến các bác sĩ cơ xương khớp ít nhất một lần trong suốt thời gian mang thai để được theo dõi chặt chẽ và có phác đồ điều trị phù hợp.
Tần suất khám: Theo hướng dẫn, thai phụ nên được thăm khám sau mỗi 4 tuần/lần từ 16-28 tuần, 2 tuần/lần từ 28 – 34 tuần và hàng tuần từ 34 tuần. Mỗi lần khám nên ghi lại sự xuất hiện hoặc không của các triệu chứng bùng phát lupus ban đỏ hay tiền sản giật, phân tích nước tiểu, sự phát triển và nhịp tim của thai nhi.
Phụ nữ bị lupus ban đỏ có thể được dùng aspirin liều thấp (75 mg) từ tuần thứ 12 của thai kỳ để giảm nguy cơ tiền sản giật. Những người có nguy cơ cao nên được điều trị dự phòng huyết khối bằng LMWH và được giáo dục về các triệu chứng DVT/PE. Lúc này, thai phụ cũng được tư vấn về việc lựa chọn các phương pháp giảm đau và lập hồ sơ gây mê cho quá trình chuyển dạ, sinh nở.
Những phụ nữ mắc bệnh nhẹ, ổn định, không có các yếu tố nguy cơ mắc lupus ban đỏ hệ thống sẽ được các bác sĩ sản khoa quản lý liên tục. Nếu có xảy ra các biến chứng xương khớp, các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ được yêu cầu phối hợp.
Với những phụ nữ đang phát bệnh hoặc có nguy cơ cao phát sinh biến chứng, cả bác sĩ sản khoa, bác sĩ cơ xương khớp và các chuyên khoa khác như tiết niệu, tim mạch cũng cần được huy động để điều trị. Do đó, tốt nhất là bạn nên đến phòng khám hoặc bệnh viện đa khoa để được chăm sóc liên tục và toàn diện.
Thai phụ bị tăng huyết áp, tiền sản giật và/hoặc có bệnh thận trước đó nên kiểm tra huyết áp và phân tích nước tiểu thường xuyên hơn. Phân tích protein niệu và định lượng bằng PCR thu thập trong 24 giờ Những đánh giá bổ sung này sẽ giúp theo dõi tình hình sức khỏe chặt chẽ hơn.
Thành phần
|
|
|
Hướng dẫn sử dụng
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Phụ nữ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng và rối loạn chống oxy hóa liên quan đến vô sinh, hiếm muộn
- Giúp tăng tỷ lệ có thai cho phụ nữ hiếm muộn do các rối loạn về buồng trứng, mất cân bằng hormon và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Sử dụng phối hợp cùng với các thuốc khác tăng khả năng mang thai tự nhiên và hỗ trợ kĩ thuật sinh sản tăng khả năng thụ thai thành công.
LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG
Uống 2 viên ngày, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống ngay sau khi ăn
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc c.h.ữa bệnh.
(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)