Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

SÓN TIỂU SAU SINH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Són tiểu sau sinh là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở những phụ nữ mang thai và sinh nở. Đây là vấn đề tế nhị khiến nhiều chị em ngại chia sẻ, cố chịu đựng hoặc làm theo các mẹo chữa són tiểu sau sinh mà không có cơ sở khoa học nào.

Són tiểu sau sinh là gì?

Són tiểu sau sinh là tình trạng rò rỉ một phần hoặc toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài không thể tự chủ ở phụ nữ sau khi sinh. Hiện tượng này có thể giống như bị rò rỉ một ít nước tiểu khi bàng quang chứa đầy nước, khi phụ nữ thực hiện các cử động mạnh như ho, hắt hơi hoặc khi thực hiện các hoạt động thể chất như chạy, nhảy.

Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên bị són tiểu sẽ có nhiều khả năng tiếp diễn tình trạng này sau khi sinh, thậm chí có thể nặng nề hơn. Thống kê cho thấy, trong thai kỳ và sau sinh nở, cứ 10 phụ nữ thì có đến 4 người gặp tình trạng són tiểu hoặc tiểu không tự chủ.

Thông thường, són tiểu khi mang thai sẽ dần thuyên giảm và biến mất sau khi sinh vài tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tình trạng tiểu són không thuyên giảm mà diễn tiến càng nặng nề. Một nghiên cứu năm 2016 trên 3.763 phụ nữ từng mang thai và sinh nở, chứng són tiểu vẫn tồn tại trong vòng 12 năm sau sinh ở ¾ trường hợp khi không có biện pháp can thiệp và kiểm soát. 

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), có 3 loại són tiểu sau khi sinh như sau:

 - Són tiểu do áp lực: Là loại són tiểu do phụ nữ thực hiện các hoạt động gây áp lực lên bàng quang như ho, hắt hơi, cười, chạy nhảy hoặc tập thể dục ở cường độ mạnh.
 - Són tiểu gấp: Là tình trạng muốn đi tiểu gấp, đột ngột và không thể kiểm soát, dẫn đến rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài trước khi kịp đến nhà vệ sinh.
 - Són tiểu kết hợp: Dạng kết hợp giữa tiểu són do áp lực và tiểu són gấp.

Nguyên nhân gây són tiểu sau khi sinh em bé

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiểu són sau sinh là do ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh nở. Quá trình mang thai sẽ gây áp lực lên các cơ sàn chậu – nơi hỗ trợ cho bàng quang. Khi thai nhi ngày càng lớn trong bụng mẹ, các cơ này bị suy yếu, cộng thêm áp lực trong quá trình sinh nở khiến việc kiểm soát hoạt động của bàng quang bị ảnh hưởng, gây ra sự rò rỉ nước tiểu.

Sự mất kiểm soát vùng sàn chậu trong suốt quá trình sinh nở cũng là nguyên nhân của tình trạng són tiểu sau sinh. Khi cấu trúc cơ sàn chậu bắt đầu hoạt động chậm lại, niệu đạo theo đó hoạt động đóng mở yếu, phản xạ chậm, gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu.

Phụ nữ sinh nở nhiều lần, mang đa thai, cân nặng thai nhi lớn hoặc bị rách tầng sinh môn phức tạp khi chuyển dạ, sinh… sẽ ảnh hưởng đến cảm giác và khả năng kiểm soát hoạt động đi tiểu, dẫn đến chứng són tiểu. Ngoài ra, phụ nữ từng phẫu thuật điều trị sa sinh dục sẽ tăng nguy cơ bị són tiểu trong thai kỳ hoặc sau sinh.

Ngoài ra, chứng són tiểu sau sinh còn có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác như tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh béo phì, táo bón, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tình trạng ho kéo dài… Phụ nữ từng xạ trị vùng chậu hoặc có chấn thương ở cột sống cũng tăng nguy cơ bị són tiểu cần điều trị tích cực.

Dấu hiệu nhận biết són tiểu sau sinh

Són tiểu sau sinh là hiện tượng rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài không theo ý muốn khi có bất cứ tác động nào lên bàng quang, dù mạnh hay nhẹ. Chẳng hạn, phụ nữ có thể bị són tiểu khi ho khan, hắt hơi, cười; khi thực hiện các hoạt động thể chất như tập thể dục, chạy, nhảy; khi khuân, vác, nâng một đồ vật nặng; khi thực hiện các hoạt động xoay chuyển người như đứng lên, cúi xuống. Thậm chí, nhiều phụ nữ bị són tiểu khi quan hệ tình dục, bởi bất kỳ hoạt động nào tác động lên bàng quang đều có thể gây rò rỉ nước tiểu.

Ngoài biểu hiện rò rỉ nước tiểu, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đi tiểu bất thường. Đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, nhiều hơn 8 lần một ngày. Hoặc đi tiểu đêm, nhiều hơn 2 lần một đêm. Đái dầm cũng là một biểu hiện của chứng són tiểu.

Nhiều trường hợp nước tiểu tự trào ra không thể kiểm soát gây ướt quần. Có trường hợp khó tiểu phải rặn, có trường hợp buồn tiểu nhưng không thể tiểu ra giọt nào, cảm giác buồn tiểu không rõ ràng gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. 

Són tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

Mặc dù són tiểu sau sinh là hiện tượng khá phổ biến, không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều khó chịu và phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Việc bị rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn có thể khiến việc sinh hoạt hàng ngày của chị em gặp nhiều khó khăn. Chị em phải ở gần nhà vệ sinh, hoặc luôn trong trạng thái lo lắng sợ không kịp đến nhà vệ sinh. Nhiều trường hợp nước tiểu són ra quần gây ướt và mùi khai khó chịu.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Sau cuộc “vượt cạn”, thể chất và tinh thần của phụ nữ chưa hồi phục hoàn toàn. Việc đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, đi tiểu đêm… có thể khiến chị em bị mất ngủ, thiếu ngủ dễ bị kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa mẹ cho con.

Gây ra các vấn đề ở da

Tình trạng són tiểu, da thường xuyên ẩm ướt nếu không chăm sóc tốt có thể gây phát ban, tăng nhiễm trùng da và nguy cơ bị lở loét.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Chứng són tiểu sau sinh nếu không được can thiệp điều trị và chăm sóc hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tình trạng són tiểu ở phụ nữ sau sinh sẽ khiến nhiều người lo lắng, tự ti, mặc cảm vì cơ thể luôn có mùi, ảnh hưởng đến chất lượng sống, quá trình hồi phục sau sinh cũng như chất lượng sữa mẹ nuôi con. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, chị em nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cách trị són tiểu sau sinh phù hợp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hiện tượng són tiểu khi mang thai có thể kéo dài đến vài tuần sau sinh, sau đó tự thuyên giảm và biến mất. Nếu sau 6 tuần tình trạng này vẫn tiếp diễn, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn kế hoạch điều trị.

Rò rỉ nước tiểu thường xuyên, tiểu không theo ý muốn có thể là hiện tượng bình thường, tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Việc kiểm soát hoạt động của bàng quang nên được điều trị sớm, trước khi tiến triển thành vấn đề nặng nề khó giải quyết. Vì thế, khuyến cáo chị em nên thăm khám sớm ngay khi có triệu chứng để có kế hoạch điều trị, giúp giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.

Thành phần

  • Myo-inositol
  • Vitex agnus castus extract
  • N-Acetyl-cystein
  • Vitamin C
  • Vitamin E
  • Magie
  • Nicotinamide
  • L - Arginine HCl
  • Acid para amino benzoic
  • Kẽm
  • Sắt
  • Vitamin B1
  • Vitamin B6
  • Vitamin B2
  • Mangan
  • Đồng
  • Acid Folic
  • Selen
  • Crom
  • Lốt
  • Vitamin B12
  • Vitamin A
  • Vitamin D3
Tá dược

 

Hướng dẫn sử dụng

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

- Phụ nữ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng và rối loạn chống oxy hóa liên quan đến vô sinh, hiếm muộn
- Giúp tăng tỷ lệ có thai cho phụ nữ hiếm muộn do các rối loạn về buồng trứng, mất cân bằng hormon và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Sử dụng phối hợp cùng với các thuốc khác tăng khả năng mang thai tự nhiên và hỗ trợ kĩ thuật sinh sản tăng khả năng thụ thai thành công.

LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG

Uống 2 viên ngày, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống ngay sau khi ăn

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc c.h.ữa bệnh.

(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)