Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

THAI KỲ NGUY CƠ CAO LÀ GÌ? YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ CÁCH QUẢN LÝ BIẾN CHỨNG

Tình trạng này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, mẹ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ cao về bệnh tật hoặc tử vong trước, trong hoặc sau khi sinh… cần được theo dõi chặt chẽ cho đến khi sinh nở.

Thai kỳ nguy cơ cao là gì?

Thai kỳ nguy cơ cao là thai kỳ có nhiều khả năng đưa đến kết cục xấu cho mẹ và/hoặc thai nhi hơn so với những thai kỳ khác nói chung. Thai kỳ nguy cơ cao khá phổ biến, chiếm khoảng 20% tổng số các thai kỳ và có thể gặp ở bất kỳ tuổi thai nào, gây nên các dị tật, dị dạng cho thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng, làm tăng tỷ lệ tử vong ở thai phụ, thai nhi và trẻ ở thời kỳ chu sinh và sơ sinh.

Yếu tố nguy cơ liên quan đến tiền sử thai sản của mẹ bầu

Nếu mẹ bầu có tiền sử thai sản nặng nề như sảy thai liên tiếp có liên quan bất thường di truyền của hai vợ chồng, bất thường ở tử cung, thiểu năng nội tiết; thai chết lưu, tiền sản giật, mổ lấy thai hoặc sinh con bằng forcep, giác kéo; bất thường nhiễm sắc thể; bất đồng nhóm máu ABO, yếu tố Rh; khoảng thời gian giữa các lần sinh nở quá gần hoặc quá xa… có nguy cơ cao lặp lại ở những lần mang thai tiếp theo.

Yếu tố nguy cơ do các bất thường xuất hiện trong thai kỳ

Một số vấn đề phát sinh trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể, ở mẹ bầu cần chú ý các bệnh sốt rét, tiền sản giật và sản giật, giảm tiểu cầu tự miễn trong thời gian mang thai, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu…; ở thai nhi cần chú ý các bất thường như thai to, thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu, ngôi thai bất thường, song thai, đa thai… Ngoài ra, cần chú ý các trường hợp nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược, u bánh nhau, sa dây rốn, rỉ ối, vỡ ối, thiểu ối, đa ối…

Yếu tố nguy cơ liên quan đến vấn đề xã hội

Hạn chế về trình độ văn hóa, cơ sở y tế quá xa, giao thông không thuận tiện, đời sống nhiều hạn chế, không tiếp cận được với những tiến bộ trong chăm sóc tiền sản và tầm soát trước sinh… cũng đe dọa ít nhiều đến một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Ngoài ra, những thai phụ có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy và các chất kích thích…; tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ; làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, thường xuyên tiếp xúc hóa chất, tia X-quang… dễ rơi vào tình trạng thai kỳ nguy cơ cao.

Biến chứng nguy hiểm của thai kỳ nguy cơ cao

Hậu quả của một thai kỳ nguy cơ cao có thể rất nặng nề: thai nhi kém phát triển, thai chết lưu, sảy thai, suy thai cấp và mạn tính, trẻ sinh ra bị dị dạng, thiểu năng trí tuệ, có nguy cơ mắc các bệnh lý di truyền bẩm sinh…; mẹ có nguy cơ cao cần can thiệp y tế trong và sau sinh, tăng tỷ lệ sinh mổ, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí bị đe dọa tính mạng. (3)

Việc chăm sóc và quản lý thai kỳ nguy cơ cao có vai trò vô cùng quan trọng. Những thai phụ có các yếu tố gây bệnh cần được thăm khám, tầm soát phát hiện sớm, theo dõi và can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu tỷ lệ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Phương pháp chẩn đoán thai kỳ nguy cơ cao

Cách phát hiện thai nghén nguy cơ cao gồm thăm khám thực thể, thực hiện các sàng lọc, tầm soát cận lâm sàng để phát hiện thai kỳ nguy cơ cao, từ đó có hướng chăm sóc thai kỳ hiệu quả theo từng trường hợp, theo dõi và đánh giá dự phòng các nguy cơ lúc chuyển dạ.

Ở những thai phụ không có nguy cơ, tình trạng sức khỏe tốt được khuyến cáo khám thai tối thiểu 3 lần trong thai kỳ. Ở những thai phụ có nguy cơ cao, thai kỳ cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ hơn, do đó khuyến cáo thai phụ cần khám thai 4 tuần một lần đến tuần 28, sau đó 2 tuần một lần đến tuần 36 và đều đặn hàng tuần cho đến tuần 40. Với mỗi lần khám thai sẽ giúp đánh giá tổng thể, phát hiện các yếu tố nguy cơ đe dọa thai kỳ, từ đó có hướng can thiệp xử trí kịp thời và hiệu quả, bảo vệ mẹ tròn con vuông.

Quản lý thai kỳ nguy cơ cao như thế nào?

Thai kỳ nguy cơ cao nếu được chăm sóc, quản lý thai kỳ chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ lịch khám thai và các chỉ định cận lâm sàng của bác sĩ… sẽ hạn chế các biến chứng, giúp thai kỳ an toàn, mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Mặc dù có nhiều yếu tố nguy hiểm nhưng phần lớn các trường hợp thai kỳ nguy cơ cao nếu tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ đều kết thúc có hậu là mẹ tròn con vuông.

Khám tiền sản tại Trung tâm Sản Phụ khoa

Khám tiền sản có thể áp dụng từ lúc phụ nữ có khả năng sinh sản đến khi kết hôn. Khuyến cáo chị em phụ nữ nên khám tiền sản tối thiểu từ 3-6 tháng trước khi có ý định mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Thành phần

 Myo- inositol,
 Acetyl-N-Cysteine,
 Acid folic
 Asparagus racemosus extract (chiết xuất Thiên môn chùm)
 Vitex agnus-castus extract (Chiết xuất Trinh nữ Châu Âu)

 Chromium
 Vitamin D3
 Vitamin E
 Kẽm
 Crôm
 Vitamin B12

Với sự kết hợp của 10 thành phần, Ovumrich forte hiệu quả trong các trường hợp:

-  Phụ nữ hiếm muộn không rõ nguyên nhân

-  Phụ nữ hiếm muộn do bị hội chứng buồng trứng đa nang.

-  Phối hợp cùng với các thuốc khác để kích thích rụng trứng và tăng chất lượng trứng.

-  Tăng tỷ lệ mang thai trên phụ nữ hiếm muộn đang làm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng: uống 1 gói/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cách dùng: pha với nước, uống sau bữa ăn