Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

VÔ SINH NỮ: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN

Vô sinh do yếu tố nữ chiếm 40% tổng số trường hợp vô sinh nói chung, tình trạng này ảnh hưởng xấu lên đời sống tình cảm, tinh thần và hôn nhân của 2 vợ chồng. Vì vậy, với trường hợp 2 vợ chồng có quan hệ thường xuyên và không sử dụng các biện pháp tránh thai nào sau 1 năm trở lên nhưng chưa có tin vui, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Vô sinh nữ là gì?

Vô sinh nữ là là tình trạng người phụ nữ không có thai tự nhiên được sau 1 năm quan hệ vợ chồng thường xuyên mà không dùng các biện pháp tránh thai nào. Một điều cần lưu ý là khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là sau 35 tuổi.

Nhiều nghiên cứu lớn đã xác nhận rằng khoảng 85% phụ nữ sẽ thụ thai trong vòng 12 tháng. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này, khả năng sinh sản là 25% trong ba tháng đầu khi giao hợp không được sử dụng phương pháp an toàn và sau đó tỷ lệ này giảm xuống còn 15% trong chín tháng còn lại.

Vì vậy, Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) khuyến nghị, nên bắt đầu việc thăm khám và hai vợ chồng có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai trong vòng 12 tháng hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi. 

Nguyên nhân vô sinh nữ

Bệnh vô sinh nữ có thể được chia làm 2 nhóm, bao gồm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát, trong đó:

Vô sinh nguyên phát là những trường hợp phụ nữ có giao hợp với chồng không sử dụng biện pháp an toàn trong vòng 12 tháng (hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi), nhưng chưa mang thai lần nào.

Vô sinh thứ phát là trường hợp phụ nữ đã từng có 1 lần mang thai, tuy nhiên sau đó 2 vợ chồng có giao hợp không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không thể mang thai trở lại trong thời gian 1 năm.

Vô sinh, hiếm muộn là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ chị em phụ nữ nào, đối tượng thường gặp là những bạn gái có tiền sử rối loạn nội tiết tố, những trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần, trường hợp đã từng nạo phá thai hoặc lạm dụng thuốc tránh thai… Trong một nghiên cứu, các yếu tố phổ biến nhất dẫn đến tình trạng vô sinh nữ bao gồm:

Rối loạn phóng noãn chiếm 25%: Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh. Các vấn đề ở buồng trứng có thể dẫn đến rối loạn rụng trứng, hoặc vấn đề này có thể liên quan đến việc điều hòa các hormone sinh sản ở vùng dưới đồi hoặc trục tuyến yên.

Lạc nội mạc tử cung chiếm 15%: Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc tử cung phát triển ngay trong tử cung hoặc ở những nơi khác, có thể là khoang bụng, buồng trứng. Khối u này có thể gây sưng và chảy máu, bên cạnh đó sự phát triển của mô lạc nội mạc có thể làm tắc ống dẫn trứng, ngăn cản quá trình thụ tinh, bên cạnh đó các mô sẹo có thể gây kết dính các cơ quan làm người bệnh có cảm giác đau đớn và khó thụ thai.

Viêm vùng chậu chiếm 12%: Viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng có thể do nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, nhiễm chlamydia… các bệnh này có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn.

Tắc nghẽn ống dẫn trứng chiếm 11%: Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn khiến tinh trùng và trứng không thể gặp nhau hoặc chặn đường đi của trứng sau khi đã được thụ tinh vào tử cung, tăng tình trạng thai ngoài tử cung.

Các bất thường khác về ống dẫn trứng, tử cung chiếm 11%: Một số vấn đề do bất thường từ ống dẫn trứng hoặc từ tử cung có thể là nguyên nhân cản trở quá trình làm tổ của trứng hoặc làm gia tăng nguy cơ sảy thai hay chửa ngoài tử cung như có polyp tử cung, u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng, tử cung dị dạng, chít hẹp hay dính cổ tử cung… đều có thể là những nguyên nhân dẫn đến vô sinh.

Tăng prolactin máu chiếm 7%: Tuyến yên có thể sản xuất dư thừa prolactin (tăng prolactin máu), làm giảm sản xuất estrogen và có thể gây vô sinh.

Dấu hiệu nhân biết

Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ là khả năng mang thai kém. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn, không đều hoặc không xuất hiện hành kinh. Bên cạnh đó, rất nhiều phụ nữ không có dấu hiệu nhưng vẫn không thể thụ thai. Một số dấu hiệu cảnh báo vô sinh chị em nên để ý như:

Rối loạn kinh nguyệt: Theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn kinh nguyệt bao gồm những bệnh nhân có vòng kinh quá ngắn (dưới 21 ngày) hoặc dài (hay còn gọi là kinh thưa, dài trên 35 ngày), chu kỳ kinh nguyệt không đều (khoảng cách giữa chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ kinh dài nhất trên 8 ngày, ví dụ vòng kinh lúc 30 ngày lúc thì 40 ngày). Những biểu hiện này cho thấy có thể có  rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Kinh thưa hoặc không đều có thể biểu hiện của rối loạn rụng trứng hoặc đôi khi là suy buồng trứng, dẫn tới khó hoặc không thể có con được. Rối loạn kinh nguyệt được coi là dấu hiệu điển hình cho tình trạng vô sinh hiếm muộn, đặc biệt với nữ giới từ 18 tuổi trở lên, chưa có kinh nguyệt hoặc đã từng hành kinh nhưng kinh nguyệt biến mất quá 6 tháng liên tục trường hợp này được coi là vô kinh.

Thống kinh: Đây là tình trạng đau bụng dưới mỗi lần có kinh nguyệt, nguyên nhân tình trạng này có thể do các bất thường giải phẫu như tử cung gập sau, tử cung có vách ngăn, dính buồng tử cung hoặc do có bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm nhiễm vùng chậu. Những bệnh lý này có thể là nguyên nhân gây vô sinh.

Dịch âm đạo bất thường: Thông thường, dịch âm đạo là chất nhầy trong, trắng, không có mùi hôi, vì vậy nếu dịch âm đạo của bạn có các triệu chứng bất thường như vàng, ngả xanh hoặc có mùi hôi khó chịu thì cần đi khám kiểm tra ngay, phòng trường hợp gây biến chứng viêm tử cung, vòi trứng dẫn tới vô sinh…

Các triệu chứng bị đau bụng nhưng không liên quan chu kỳ kinh nguyệt: Đau ở đây có thể xảy ra sau giao hợp hoặc thời gian bất kỳ, nó có thể là biểu hiện của u xơ tử cung, u buồng trứng hoặc viêm nhiễm vùng chậu, chửa ngoài tử cung. Nếu đau bụng bất thường bạn cũng nên đi khám ngay vì nếu trong 1 số trường hợp như u buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài tử cung tới viện muộn có thể khiến việc cấp cứu khó khăn thậm chí dẫn tới tử vong.

Sảy thai: Sảy thai là tình  trạng khá phổ biến đối với thai tự nhiên, một số thống kê chỉ ra tỉ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu có thể tới 20-30% số trường hợp có thụ thai. Sảy thai có thể biểu hiện bằng ra máu bất thường, đôi khi giống kinh nguyệt đến sớm hoặc chậm vài ngày. Nhiều trường hợp chưa siêu âm thấy túi thai, một số trường hợp có thể siêu âm thấy túi thai nhưng không có tim thai. Hầu hết các trường hợp lần có thai tiếp theo sau 1 lần sảy thai trước đó thì thai phát triển bình thường, tuy nhiên một số trường hợp sảy thai liên tiếp. Khi này có thể có những nguyên nhân đặc biệt ví dụ như bệnh lý về nội tiết tuyến giáp, tiểu đường hoặc bất thường sinh dục hoặc bệnh lý đông máu hoặc di truyền. Những trường hợp này cá bác sỹ cần khám đề tìm nguyên nhân dự phòng hoặc điều trị để có thể mang thai và giữ thai cho các lần sau.

Rối loạn nội tiết: Trong cơ thể có nhiều loại nội tiết khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai và mang thai, ví dụ nội tiết tiểu đường, tuyến giáp, prolactin…Những rối loạn nội tiết này nếu được phát hiện và kiểm soát tốt thì người phụ nữ có thể có thai tự nhiên hoặc cần hỗ trợ (IUI, IVF). Tuy nhiên một số thay đổi trong lối sống có thể gây rối loạn tạm thời như béo phì, căng thẳng (stress)…có thể biểu hiện bằng kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Vô sinh hiếm muộn có thể xảy ra với chị em ở trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên có một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ vô sinh cao hơn, bao gồm:

Tuổi: Có 2 yếu tố quan trọng trong điều trị vô sinh trong đó tuổi của người phụ nữ là 1 trong những số đó. Với phụ càng lớn tuổi, cả chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ bắt đầu suy giảm. Sau 35 tuổi, tốc độ rụng nang trứng tăng nhanh, dẫn đến số lượng trứng ít hơn và chất lượng kém hơn. Tình trạng này khiến cho việc thụ thai khó khăn, đặc biệt nguy cơ thai bất thường tăng ở những người phụ nữ lớn tuổi và nguy cơ sảy thai cũng cao hơn.

Hút thuốc lá: Không chỉ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ sẩy thai và chửa ngoài tử cung, giảm dự trữ buồng trứng và chất lượng trứng. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Nếu bạn đang hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự thì nên ngừng trước khi bắt đầu điều trị sinh sản và mang thai và sau này.

Chỉ số cân nặng (BMI): Thừa cân hoặc thiếu cân có thể ảnh hưởng đến nội tiết, chuyển hóa và do đó ảnh hưởng tới quá trình sinh trứng và rụng trứng. Trường hợp người phụ nữ thừa cân/ béo phì nếu luyện tập giảm cân có thể tăng tần suất rụng trứng (kinh nguyệt đều hơn) và do vậy cải thiện khả năng mang thai. Phụ nữ bị buồng trứng đa nang hay ở trong nhóm nguy cơ này, một lưu ý nữa là tỉ lệ thừa cân béo phì ngày 1 gia tăng ở thời đại ngày nay do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Thay đổi lối sống và giảm cân là điều cần thiết trước khi có thai giúp dễ mang thai, giảm các biến chứng thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, sinh non…

Bệnh lây qua đường tình dục: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể làm tắc ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh. Quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản sau này. Đặc biệt một số bệnh có thể truyền và gây bệnh cho con cũng như có thể gây dị tật bẩm sinh (giang mai).

Hotine: 0906 978 589 – 0909 407 089

Fanpage: Hỗ trợ điều trị Hiếm Muộn, Buồng Trứng Đa Nang

                 Ovumcare forte - Phụ nữ bị buồng trứng đa nang