Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese
Hotline chăm sóc khách hàng 0906999492
Chọn ngôn ngữ
EnglishVietnamese

VỠ TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA

Vỡ tử cung là một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Hiện nay, việc quản lý thai nghén đang thực hiện tốt hơn, tai biến này đã có thể phòng ngừa nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Vỡ tử cung là gì?

Vỡ tử cung (Uterine Rupture) là tình trạng các lớp cơ ở tử cung bị nứt hoặc rách hoàn toàn tự nhiên mà không phải do phẫu thuật, làm cho các thành phần bên trong tử cung (bao gồm một phần hoặc toàn bộ thai nhi) bị tống xuất vào ổ bụng. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tình trạng này có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc trong cuộc sinh, tuy nhiên trong thời kỳ mang thai hiếm gặp hơn. Tai biến này thường xảy ra ở mẹ bầu có sẹo mổ cũ ở tử cung hoặc có bất thường, dị dạng tử cung.

Vỡ tử cung tuy nguy hiểm nhưng khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 325 trên 100.000 ca sinh có tiền sử mổ lấy thai; hiếm hơn ở nhóm phụ nữ không có sẹo mổ lấy thai, là khoảng 1/5.700 – 1/20.000 ca.

Một nghiên cứu tại Hà Lan cho kết quả, tỷ lệ mẹ bầu mắc phải là 0,7-5,1/10.000 ca sinh nở. Sau một lần sinh mổ, tỷ lệ này tăng lên 22-74/10.000 ca sinh, bao gồm các ca theo dõi sinh ngả âm đạo khi có sẹo mổ cũ.

Hay một đánh giá khác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, tỷ lệ vỡ tử cung trên toàn thế giới trung bình là 5,3/10.000 ca sinh nở. Nếu chỉ xét ở quốc gia đang phát triển và phát triển, tỷ lệ này là khoảng 3/10.000 ca sinh nở, bao gồm có tiền sử mổ lấy thai. Ở những quốc gia kém phát triển, tỷ lệ mắc phải tai biến này cao hơn, có thể do điều kiện mổ lấy thai hạn chế, cuộc sinh bị trì hoãn và kéo dài.  

Hiện nay, với sự phát triển của y khoa hiện đại, về kiến thức, về quản lý thai nghén cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tối tân, tiến bộ của lĩnh vực gây mê hồi sức… đã có thể hạn chế được các thủ thuật sinh thô bạo, có chỉ định mổ lấy thai kịp thời. Nhờ đó tỷ lệ được giảm nhiều so với trước đây.

Các hình thái vỡ tử cung

Gồm vỡ tử cung trong thai kỳ và trong chuyển dạ. Trên lâm sàng, tình trạng này bao gồm:

 - Vỡ hoàn toàn: Tử cung bị vỡ toàn bộ các lớp niêm mạc, cơ tử cung và phúc mạc, làm buồng tử cung thông với ổ bụng. Thai nhi và rau thai bị đẩy vào trong ổ bụng.
 - Vỡ dưới phúc mạc: Tử cung bị tổn thương ở lớp niêm mạc và cơ tử cung, nhưng lớp phúc mạc còn nguyên vẹn. Trường hợp này thai nhi và bánh rau vẫn còn nằm trong buồng tử cung.
 - Vỡ phức tạp: Tương tự như vỡ tử cung hoàn toàn nhưng kèm theo tổn thương ở các cơ quan lân cận như mạch máu, bàng quang, trực tràng, niệu quản…
 - Vỡ tử cung ở mẹ bầu có sẹo mổ cũ: Vết mổ cũ bị nứt một phần, chảy máu ít. Thông thường chỉ chẩn đoán khi có mổ lấy thai hoặc khi soát buồng tử cung sau sinh ngả âm đạo.

Bị vỡ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Vỡ tử cung nếu không được phát hiện sớm và can thiệp xử trí kịp thời sẽ đe dọa tính mạng cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Ở mẹ bầu, tình trạng này làm mất máu, có thể gây ra tình trạng sốc do mất máu. Tình trạng này sẽ được kiểm soát tốt khi mẹ bầu sinh nở tại cơ sở y tế có đơn vị Sản khoa giỏi. 

Bên cạnh đe dọa tính mạng mẹ bầu, vỡ tử cung còn đe dọa sự sống của thai nhi. Thống kê cho thấy, 6,2% trường hợp tử vong chu sinh có liên quan đến vỡ tử cung. Chính vì lý do đó, khi nghi ngờ mẹ bầu gặp phải tình trạng này, bác sĩ Sản khoa sẽ chỉ định mổ lấy thai tối khẩn để cấp cứu thai, đồng thời cầm máu kịp thời cho mẹ. Nếu không được đưa ra khỏi bụng mẹ nhanh chóng, tính mạng thai nhi sẽ bị đe dọa.

Nguy cơ mẹ bầu bị cắt tử cung cũng rất cao khi rơi vào trường hợp tử cung bị vỡ hoàn toàn hay phức tạp. Thống kê cho thấy, khoảng 14-33% trường hợp mẹ bầu có chỉ định cắt tử cung, sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thiên chức làm mẹ trong tương lai. 

Ngoài ra, khi đã vỡ tử cung, dễ xảy ra nguy cơ bị tổn thương bàng quang, trực tràng, các mạch máu hạ vị, niệu quản trong quá trình mổ cấp cứu xử trí

Điều trị vỡ tử cung như thế nào?

Tất cả các trường hợp dọa vỡ tử cung hay vỡ tử cung cần mổ lấy thai cấp cứu tối khẩn, vừa hồi sức vừa mổ. Tiến hành hồi sức cho mẹ bầu bằng cách bồi hoàn thể tích tuần hoàn: bù lại khối lượng máu bị mất, truyền dịch trước, trong và sau phẫu thuật.

Trong quá trình mổ, tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, vết vỡ tử cung đơn giản hay phức tạp, cũng như tương lai mang thai và sinh nở của mẹ bầu mà bác sĩ có chỉ định bảo tồn hoặc cắt tử cung.

 - Khâu bảo tồn tử cung: Tuổi mẹ bầu còn trẻ, còn nguyện vọng mang thai và sinh nở trong tương lai, tử cung bị vỡ không phức tạp, không bị nhiễm khuẩn tử cung.
 - Cắt tử cung: Khi mẹ bầu lớn tuổi, đã sinh nở nhiều lần, đã đủ số con mong muốn, không còn nguyện vọng mang thai và sinh nở trong tương lai, có tình trạng nhiễm khuẩn nhiều, hoặc vết vỡ tử cung phức tạp, cần cắt tử cung để cầm máu và có nhiều cơ hội phục hồi tốt sức khoẻ cho mẹ bầu.

Khi vết vỡ tử cung phức tạp, cần kiểm tra các cơ quan lân cận như bàng quang, niệu quản 2 bên, ruột… có bị tổn thương không. Nếu các cơ quan lân cận bị tổn thương, sẽ tuỳ tình trạng mà xử trí theo đúng chuyên khoa. Sau phẫu thuật, mẹ bầu được chỉ định dùng kháng sinh liều cao và chăm sóc hậu phẫu sát sao.

Thành phần

  • Myo-inositol
  • Vitex agnus castus extract
  • N-Acetyl-cystein
  • Vitamin C
  • Vitamin E
  • Magie
  • Nicotinamide
  • L - Arginine HCl
  • Acid para amino benzoic
  • Kẽm
  • Sắt
  • Vitamin B1
  • Vitamin B6
  • Vitamin B2
  • Mangan
  • Đồng
  • Acid Folic
  • Selen
  • Crom
  • Lốt
  • Vitamin B12
  • Vitamin A
  • Vitamin D3
Tá dược

 

Hướng dẫn sử dụng

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

- Phụ nữ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng và rối loạn chống oxy hóa liên quan đến vô sinh, hiếm muộn
- Giúp tăng tỷ lệ có thai cho phụ nữ hiếm muộn do các rối loạn về buồng trứng, mất cân bằng hormon và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Sử dụng phối hợp cùng với các thuốc khác tăng khả năng mang thai tự nhiên và hỗ trợ kĩ thuật sinh sản tăng khả năng thụ thai thành công.

LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG

Uống 2 viên ngày, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống ngay sau khi ăn

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc c.h.ữa bệnh.

(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)